Để có một hệ
thống dàn karaoke giải trí tại nhà
là điều không quá khó nếu chúng ta xác định trước một số bước chuẩn bị cho một
hệ thống âm thanh chuẩn.
Các bước chuẩn bị cho bộ dàn karaoke chất lượng |
Bước 1: Xác
định nhu cầu
- Bạn nên
xác định rõ nhu cầu sử dụng của bộ dàn karaoke của mình? Bạn sẽ dùng nó cho
kinh doanh hay chỉ giải trí tại gia? Hay bạn muốn hệ thống sẽ dùng tốt nhất vào
việc gì? Nghe nhạc? Xem phim? Karaoke? Hay mục đích khác nữa?
- Khi đã
xác định được nhu cầu của mình, bạn hoàn toàn có thể chủ động hơn trong việc
mua sắm thiết bị.
Bước 2: Xác định vị trí đặt hệ thống dàn karaoke
Bước này sẽ giúp bạn hoạch định trước vị trí của thiết bị,
góc đặt TV, hệ thống âm thanh, và quan trọng nhất là giúp bạn tiên đoán và
tránh rủi ro trong quá trình lắp đăt hệ thống sau này:
- TV không được đặt đối diện với nguồn sáng, nó sẽ gây lóa mắt
khi theo dõi.
- Không đặt loa gần cửa ra vào vì sẽ dễ làm ngã loa hay che
mất tiếng từ loa khi mở cửa.
- Đặt hệ thống gần với ổ cắm điện để tránh trường hơp sau
khi lắp đặt phải dùng những ổ nối điện chạy dọc sàn nhà rất bất tiện, thiếu thẩm
mỹ và không đảm bảo an toàn.
- Đặt hệ thống dàn karaoke gia đình ở những vị trí thích hợp để có góc quan sát tốt, vị trí ngồi
thoải mái cho gia đình, khoảng cách từ vị trí ngồi đến hệ thống sẽ phụ thuộc
vào kích thước màn hình và cũng sẽ ảnh hưởng đến vị trí đặt loa.
Bước 3: Lựa
chọn thiết bị
- Hình ảnh:
Chọn TV có độ nét cao, sử dụng công nghệ HD
- Âm thanh:
Một hệ thống âm thanh thông thường có 2 dạng:
+ Hệ thống loa toàn dãy (full-range): Là hệ thống loa truyền
thống, phát ra tần số âm thanh toàn dải từ âm trầm (bass) cho đến âm cao
(treble) dùng để nghe nhạc và hát Karaoke tại nhà.
+ Hệ thống loa Bass và loa Treble riêng biệt: Hệ thống loa
này thường có từ 2 loa vệ tinh kích thước nhỏ trở lên đảm nhận phần tín hiệu tần
số trung và cao đi kèm với một hay nhiều loa bass chuyên phát tiếng trầm. Do tiếng
trầm chiếm phần lớn công suất của hệ thống nên loa bass có kích thước rất lớn.
Tuy nhiên, do đặc tính không định hướng của âm trầm nên ta có thể giấu nó vào
nơi góc khuất tầm nhìn ( như cạnh kệ, góc nhà....)
+ Hệ thống tái tạo âm thanh đa chiều ( Surround): Hệ thống sử
dụng từ 5 loa trở lên, do được tăng cường thêm các loa vệ tinh đặt xung quanh
người nghe, cho phép cảm nhận đầy đủ về không gian.
- Amply
karake: Thử sức mạnh của amply karaoke, kiểm tra từ bề ngoài cho tới nội thất
bên trong, xem điều chỉnh amply sao cho thích hợp nhất với loa karaoke để đạt
hiệu suất âm thanh tốt nhất. Tham khảo bài viết: Cách lựa chọn và sử dụng amply karaoke.
- Đầu
karaoke: Hiện nay người dùng thường sử dụng đầu karaoke thế hệ mới với các hãng
đầu được sử dụng bởi công nghệ Vod. Có 2 loại hiện nay đang được nhiều người
tin dùng là đầu Vod V6++ và đầu Vod V6++
HDMI 2000G.
Bước 4: Bố trí nội thất phòng karaoke
- Nội thất phòng karaoke: Tường trơn, sàn, trần là những nơi sẽ phản hồi âm thanh
; thảm, màn, ghế sofa, và cả con người là những vật hút âm, bạn nên cân bằng giữa
những vật hút âm và phản âm để đạt được chất lượng âm thanh như mong muốn.
- Điều chỉnh vị trí loa: hãy bắt đầu những vị trí tiêu chuẩn
như hướng dẫn và nghe thử. Nếu chưa thấy vừa ý, hãy điều chỉnh góc độ, vị trí,
lưu ý là mỗi lần chỉ chỉnh một chút thôi nhé, và lập lại cho đến khi bạn tìm được
1 vị trí như ý. Bạn có thể tham khảo bài viết: Cách chọn loa và cài đặt vị trí loa karaoke
- Tính thẩm mỹ: đây cũng là 1 yếu tốt rất quan trọng , để đảm
bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng và cả ngôi nhà của bạn, khi lắp đặt hệ thống,
hãy làm gọn hệ thống dây điện và dây tín hiệu, tốt nhất là giấu chúng đi bằng
cách để sau những vật dụng, đi âm trong tường hoặc đi nẹp. Hãy chọn những hệ thống
càng ít dây dẫn và phụ kiện sẽ càng tuyệt vời hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét