Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Những điều cần biết về microphone thu âm - Phần 1: Chọn mua

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật số phát triển tới mức bạn có thể thu âm trên máy tính ngay tại nhà dễ dàng chỉ cần thông qua một microphone kết nối với ngõ âm thanh trên máy tình và chạy một số phần mềm tạo âm thanh trên máy tính. Microphone là thiết bị giúp bạn thu âm thanh bên ngoài vào máy tính như: giọng hát, đàn piano, trống, guitar cổ điển…   Nếu đây là lần đầu tiên bạn tiến hành thu âm với microphone thì việc lựa chọn mộ chiếc microphone tốt là điều quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh thu âm. Những lưu ý dưới đây có lẽ là cần thiết:

1.  Trên thị trường có các loại microphone nào?


Microphone hiện nay gồm 3 loại chính: Condenser, Dynamic và Ribbon.

Dynamic Microphone (DM): Đây là loại microphone rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó có tính linh hoạt và thiết kế đơn giản, mạnh mẽ. Đặc biệt có nhiều loại với  mức giá và chất lượng khác nhau cho bạn tùy ý lựa chọn: Sản phẩm giá rẻ như Nady SP-4C khoảng 420.000 đồng, hay sản phẩm cao cấp như Electro-Voice RE20 có giá lên đến 10,5 triệu đồng. Tất nhiên sự khác biệt về giá cả sẽ dẫn tới sự khác biệt về chất lượng âm thanh thông qua những công nghệ tích hợp bên trong.



Dynamic microphones bằng nguyên lý cảm ứng điện từ. Đây là loại micro có cường độ rộng, thích hợp cho thu các loại nhạc cụ có âm thanh cường độ cao như kèn trompete, trống...

Condenser Microphone (CM):

Loại microphone này vận hành theo nguyên lý chuyển động của màng rung. Microphone condenser hay còn gọi là micro dạng tụ, màng của chúng hoạt động như một cái mảng tụ điện và khi các âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo nên các rung động, màng rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh đấy thành các tín hiệu âm thanh. 

Loại micro này có độ nhạy rất cao và bắt âm thanh chính xác, thích hợp cho thu các dạng tín hiệu mềm như giọng hát, guitar thùng... nên thường được các phòng thu âm chuyên nghiệp sử dụng. CM cũng rất phù hợp nếu bạn thu âm dùng cho mục đích phát thanh hay đọc truyện bởi nó cho âm thanh phải thật trầm ấm, khả năng lọc âm tốt.

Một điều cần lưu ý trước khi mua một CM chính là độ bền bởi công nghệ bên trong chuẩn mic này tương đối phức tạp, khi rơi xuống đất có thể gây hư hại. Vì vậy, nếu cần cho các hoạt động di chuyển nhiều thì DM nên là lựa chọn thay thế cho CM. 


Hiện nay các micro condenser đã có giá thành rẻ hơn trước rất nhiều, và kể từ khoảng năm 2005 xuất hiện thêm dòng micro condenser usb không yêu cầu nhiều về thiết bị như dòng condenser trước đây nên các bạn làm phòng thu tại nhà cũng dễ dàng tiếp cận loại micro này hơn.

Sản phẩm nổi bật:  Rode NT1-A, là loại microphone được nhiều nhạc sĩ sử dụng  có giá vào khoảng 5 triệu đồng

Ribbon Microphone (RM): Về cơ bản, RM có kỹ thuật và cơ chế làm việc giống DM, ngoại trừ thay vì một cuộn dây, nó sử dụng màn ru-băng có thiết kế rất mỏng để tiếp xúc trực tiếp với sóng âm. Nhờ thiết kế này, nó rất nhạy với âm thanh, nhưng những nguồn âm mạnh như tiếng trống bass có thể hủy hoại phần nhạy của RM. Microphone này có giá khá đắt, như Blue Microphones Woodpecker khoảng 21 triệu đồng. Mặc dù giá cao, thiết kế lại có thể dễ bị hư khi gặp âm cao nhưng với những ưu điểm kể trên, RM được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng để xử lý những âm trầm.


2.  Trường hợp bạn chưa có một hệ thống thu âm


Một phòng thu chuyên nghiệp, ngoài microphone cần rất nhiều dụng cụ khác như Pre-Ampily, màng lọc âm, Mixer, Ampily, soundcard, loa và máy tính… đó là còn chưa kể tới rất nhiều sản phẩm khác để có được một phòng thu theo hướng chuyên nghiệp. Chi phí đầu tư hoàn chỉnh một bộ những sản phẩm trên (chưa kể microphone) bạn phải bỏ ra khoảng 9 tới hơn 10 triệu đồng. 

Nếu bạn không có khả năng về kinh tế và chỉ đơn giản là bạn muốn thu âm bài hát thông qua máy tính cá nhân, thì phải lưu ý chọn cho mình những micro khả năng lọc âm tốt, có độ thẩm âm  cao. Ngoài ra chiếc microphone này còn phải đảm nhiệm vai trò thay cho các dụng cụ kể trên. 

Hiện nay một số dòng microphone trên thị trường đã được tích hợp các chức năng trên như Microphone Samson C03u Pak, Microphone Samson G-track,Microphone Condenser Rode NT2-A,... Các thiết bị này có nhiều ưu điểm, sử dụng tiện lợi: dễ dàng mang đi xa, thân thiện với người dùng và không mất nhiều thời gian.  


3.  Bạn đã có một hệ thống xử lý âm thanh trong thu âm


Nếu như bạn đã may mắn được sở hữu hệ thống xử lý âm thanh tuyệt vời như thế thì việc tiêu chuẩn lựa chọn microphone của bạn sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Không phải chiếc microphone đắt tiền nào cũng khiến bạn hài lòng, đơn giản chỉ vì nó không phù hợp với giọng hát của bạn.

Vì vậy, khi mua microphone bạn phải thử khả năng thu âm và khả năng lọc âm thanh của nó bằng các thao tác đơn giản như:. thổi vào chiếc micro và nghe xem tiếng thổi đó vang hay trầm...  


Bạn cũng nên kiểm tra khả năng lọc âm thanh của microphone bằng cách xem mức độ những âm thanh bên ngoài tác động vào việc thu âm không như thế nào. Nếu không có ảnh hưởng nhiều, tức là micro có thể lọc âm thanh khá tốt.

Lời khuyên cuối cùng là bạn nên tìm tới những địa chỉ cung cấp uy tín, đáng tin cậy. Đó là những cơ sở có chỗ đứng trên thị trường và có những chính sách bảo hành tốt, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét