Để có được chất giọng hay nhất, âm thanh chuẩn nhất khi hát
karaoke thì ngoài việc lựa chọn bộ dàn karaoke chất lượng thì viêc nắm rõ các hiện tượng âm học trong phòng nghe
cũng là một cách giúp bạn thiết kế phòng nghe đạt tiêu chuẩn.
Các hiện tượng âm học trong phòng hát karaoke |
1. Các hiện tượng về âm học trong phòng hát
- Dội âm và cộng hưởng âm dẫn tới các hiện tượng nhòe âm
hình trong các phòng nghe nhạc
- Âm sắc không trung thực…
- Âm bass bị ù (đối với các phòng nhỏ)
- Âm cao bị hú (trong các phòng karaoke)
- Tiếng nói không nghe rõ (trong các lớp học và các phòng họp,
thuyết trình…)
- Tiếng ồn quá lớn (trong các công trình đông người như hành
lang, sảnh, nhà hàng, phòng tập ...)
- Tiếng nói bị vang (trong các phòng họp…)
- Tiếng ồn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
2. Những vấn đề cơ bản cần được khắc phục sớm nhất
+ Sóng phản xạ vào các bề mặt tường xung quanh phòng:
Các phản xạ âm vào tường xung quanh tạo nên những nguồn âm
thanh không mong muốn làm giảm chất lượng của nguồn âm thanh chính. Hình minh họa
cho thấy các âm thanh phản xạ tới tai người nghe sẽ chậm hơn âm thanh phát ra từ
nguồn chính do quãng đường dài hơn. Điều này sẽ làm âm hình mờ nhạt, độ trong
trẻo không còn….
Đây là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng âm nhạc, đặc
biệt khi sử dụng những hệ thống âm thanh chất lượng cao.
+ Âm vang trễ (reverberation time):
Vấn đề âm vang trễ xảy ra với hầu hết mọi loại phòng như
phòng nghe, phòng họp, văn phòng, hội trường, nhà hàng, sảnh, phòng học, phòng
tập …. Nơi không có sự quan tâm về tính âm học của công trình. Âm vang trễ tạo
nên sự ồn ào rất khó chịu, người nghe rất khó phân biệt được nguồn âm chính, tiếng
nói nghe không được rõ ràng, lẫn lộn với các tiếng ồn xung quanh…Công trình
công cộng không được xử lý vấn đề âm vang trễ sẽ bị ảnh hưởng của tiếng ồn, độ ồn
sẽ bị tăng cường rất nhiều gây nên cảm giác khó chịu cho người nghe. Ở nhiều
công trình độ ồn cao tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tập trung làm việc
cũng như học tập, giải trí…
+ Sự cộng hưởng âm của phòng:
Sự cộng hưởng âm thường xảy ra ở tần số thấp gây nên tiếng ù
làm cho âm trầm không trung thực, người nghe nhạc thường gọi là thừa bass, ù bass,
booming bass …
Sự cộng hưởng thường xảy ra ở những góc phòng, góc tường,
nơi giao nhau giữa những bức tường…
Bằng các trang bị những tấm hút âm, bẫy âm và các loại vật
liệu dán tường đặc biệt ở những vị trí thích hợp, chúng tôi sẽ xử lý, loại bỏ hầu
hết các vần đề không mong muốn về âm học giúp cải thiện chất lượng âm nhạc
phòng nghe, giảm ồn cho những công trình, đem lại sự thoải mái cho mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét