Mỗi một amply karaoke có một công suất khác nhau, đối với một dàn âm
thanh đặt ở sân khấu thì cần một amply có công suất rất lớn. trước khi đưa ra
lựa chọn tối ưu khi sử dụng amply công suất bạn nên tìm hiểu về các loại amply
công suất.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về cách lựa chọn amply karaoke
Những cách phân loại amply karaoke |
Trong một dàn karaoke có nhiều thiết bị chuyên dụng, tùy theo quy mô
không gian mà có thể set up hệ thống âm thanh với các thiết bị, độ chuyên
nghiệp khác nhau. Tuy vậy, với một dàn âm thanh biểu diễn live show thì các
thiết bị căn bản không thể thiếu trong hệ thống âm thanh của bạn : Micro,
Mixer, Crossover, Main power, Loa…
Amply là thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh. Có nhiều cách để
để phân loại amply karaoke, tuy nhiên trên thị trường hiện nay thường phân loại
theo 3 cách: Công nghệ khuếch đại, Nguồn trong máy và Công suất.
1. Dựa theo công suất
chia ra thành 3 loại:
+ Amply công suất nhỏ: Công suất ngõ ra từ 500W-900W/ kênh tại trở kháng
ngõ ra 4Ω stereo.
Những amply công suất này thường được dùng ở các phòng trà, café, văn
phòng, hội trường…
+ Amply công suất tầm trung: Công suất của những amply này thường đạt từ
900W – 1500W/ kênh với trở kháng ngõ ra 4Ω stereo. Những amply công suất này
thường được kết nối với các loa monitor, loa full range công suất vừa và nhỏ ở
các hệ thống âm thanh biểu diễn.
+ Amply công suất lớn: Công suất ngõ ra từ 1500W- hơn 3500W/ kênh tại trở
kháng ngõ ra 4Ω stereo.
Những amply này có thể đạt tới công suất 3500W/ mỗi kênh với 4Ω
stereo. Sử dụng công nghệ khuếch đại
hiệu suất cao. Đánh cùng lúc nhiều cặp loa.
2. Đứng trên góc độ công nghệ khuếch đại:
+ Amply công suất lớp khuếch đại class AB: Loại này hiệu thông thường đạt
dưới 60%. Có nghĩa với 100W điện năng tiêu thụ thì công suất âm thanh chỉ đạt
mức 50W. Thị trường chúng ta thường thấy với các main công suất sử dụng các
transisor công suất 2SA1943/ 2SC5200 với khối nhôm tản nhiệt lớn.
+ Amply công suất lớp khuếch đại class D: Main công suất sử dụng lớp
class D đạt hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 97% ở mức đỉnh. Điều này có nghĩ
khi chúng ta cấp điện năng 100W thì công suất âm thanh có được là 97W. Vì vậy
lượng tổn hao trên tầng khuếch đại là cực ít (trong trường hợp này là 3W), điều
này lý giải tại sao với class D thì không cần lượng nhôm tản nhiệt quá lớn,
trọng lượng máy nhẹ.
3. Đứng trên góc độ nguồn máy:
+ Amply cồn suất nguồn tăng phô: Amply công suất sử dụng nguồn tăng phô
thường có cuộn biến áp (tăng phô) với dây đồng cuốn quanh lõi ferit để thực
hiện chức năng chuyển áp, cung cấp nguồn cho mạch công suất và mạch khác của
main power. Tăng phô tăng phô tròn thường cho chất âm tốt hơn các loại tăng phô
vuông.
+ Amply công suất nguồn Switching: Loại main power này thị trường thường
gọi là main nguồn xung với nguồn sử dụng loại mạch điện tử tạo dao động xung,
với lõi ferit (ferit than) gọn nhẹ. Tần số hoạt động của mạch thường cao hơn
gấp cả ngàn lần tần số thông thường của tăng phô vì vậy nguồn cung cấp cho các
mạch trong máy luôn kịp thời, đảm bảo độ ổn định cao. Do vậy, những main power
nguồn xung thường có chất âm đều, sáng và chân thực và gọn gàng. Một main công
suất nguồn xung có trọng lượng rất nhẹ từ 5kg-15kg.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét