Bạn đã có một phòng khách hoàn hảo, tuy nhiên bạn lại muốn đặt thiết bị âm thanh ở đây để nghe nhạc. Nhằm tạo ra một không gian âm nhạc chân thực, sống động nhất chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố giúp cải thiện phòng nghe nhạc của bạn được tốt hơn.
Tường càng dày càng tốt, bạn không nên làm tường 10 vì âm thanh sẽ cộng hưởng thêm tần số rung của tường khiến cho độ ồn cao, tiếng bass bị mất kiểm soát dẫn đến mất cân bằng giữa các dải tần số.
Trong khu vực của phía thứ nhất 3,2m x 3m và ở phần trung tâm đặt hệ thống nghe nhạc. Bạn có thể xây một bức tường lùi vào phía trong tường khoảng 10cm bằng vật liệu là các viên đá hoặc gạch nhỏ được xếp lồi lõm, tạo các hốc. Tác dụng của việc này là làm triệt tiêu một cách tốt nhất sự phản âm ở cường độ mạnh của các dải tần số
Phía thứ 2 cũng là 3,2m x 3m đối diện với bức tường vừa xây, nghĩa là phía sau lưng người ngồi nghe. Tốt nhất là thiết kế tường đặc. Tuy nhiên nếu có cửa sổ kính thì cần dùng rèm mỏng để che.
Phía thứ 3 là phía tường vuông góc với 2 bức tường vừa nêu, diện tích là 3,8m x 3m chỉ cần tường xây và sơn bình thường có thể treo thêm một vài bức tranh hoặc ảnh với tác dụng để tiêu âm là ổn.
Phía thứ 4 bằng kính 3,8m x 3m thì nên sử dụng rèm vải để che lại. Rèm vải mỏng là tốt nhất vì không gian phòng nhỏ nếu như sử dụng vải dày cũng đồng nghĩa với việc dải tần số cao sẽ bị hút hết nên dải tần số Mid và Bass sẽ càng cộng hưởng lớn và gây ồn nhiều hơn.
Phía thứ 4 bằng kính 3,8m x 3m thì nên sử dụng rèm vải để che lại. Rèm vải mỏng là tốt nhất vì không gian phòng nhỏ nếu như sử dụng vải dày cũng đồng nghĩa với việc dải tần số cao sẽ bị hút hết nên dải tần số Mid và Bass sẽ càng cộng hưởng lớn và gây ồn nhiều hơn.
Về trần nhà, để không gây nên độ ồn cao, tốt nhất không làm bằng kính vì kính có sự cộng hưởng âm thanh rất mạnh, lực dội lại rất lớn. Độ cao từ sàn nhà đến trần nhà cần từ 3m trở lên, tốt nhất là 3,2 m, không nên dưới 2,8m vì ảnh hưởng đến sự va đập âm thanh trong phòng. Về chất liệu nên dùng thạch cao, thiết kế kiểu giật cấp tạo thành các khoảng nhỏ và có nhiều hốc phía trên nhằm để bẫy âm và triệt tiêu sự cộng hưởng âm thanh. Khoảng cách từ loa và các thiệt bị lên tới trần nhà cần xa hơn vị trí ngồi nghe phía sau.
Sàn nhà bằng gỗ và không nên ốp gỗ lên tường vì như vậy sẽ bị cộng hưởng dải Mid lên rất nhiều. Nội thất và ánh sáng trong phòng thì có thể bố trí một cách thoải mái chỉ cần không sử dụng các vật liệu có bề mặt bóng.
Dùng kệ thớt thấp hẳn xuống phía dưới sàn nhà cho các thiết bị đầu CD, Amplifier. Để phòng tránh xung nhiễu giữa các thiết bị thì đặt mỗi máy một kệ. Nên làm một hệ thống đường điện riêng cho hệ thống nghe nhạc trong phòng và làm thêm một đường dây mát để triệt tiêu nhiễu giúp âm thanh trong trẻo, tự nhiên.
Những gợi ý trên đây sẽ giúp cho phòng nghe nhà bạn thêm hoàn thiện và âm thanh thêm hoàn hảo. Bạn có thể ứng dụng những kiến thức bổ ích này để cải thiện dàn âm thanh nhà bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét