Người ta sinh ra có cha, có mẹ còn con sinh ra chỉ có mẹ mà thôi. Chưa bao giờ con được biết đến tên cha, chưa bao giờ con được biết đến khuôn mặt của cha,… Có nhiều khi con muốn hỏi mẹ lắm, con muốn hỏi mẹ cha con ở đâu, cha con như thế nào? Trong số những người đàn ông thường xuyên lui tới nhà mình thì đâu là cha của con? Nhưng tất cả những câu hỏi ấy con chưa bao giờ dám hỏi mà thực ra chưa bao giờ có cơ hội được hỏi vì lúc nào mẹ cũng bận rộn bên những người đàn ông ấy.
Ngày còn nhỏ, mẹ gửi con về với bà ngoại. Con đi đến đâu người ta cũng xì xào, chỉ chỏ. Người ta bảo con là đứa con hoang, người ta bảo con là đứa con của “gái”, người ta bảo mẹ là “cave”. Nhưng con chẳng hiểu những từ đó là gì. Chỉ biết rằng mỗi lần nghe người ta nói như vậy, con chạy lại hỏi bà nhưng chẳng bao giờ bà nói, bà chỉ ngậm ngùi quay đi, mắt ầng ậng nước và thế là mỗi khi màn đêm buông xuống con lại nghe tiếng khóc sụt sùi. Có lần có một người phụ nữ tóc tai bù xù, đi qua làng mình, đám trẻ bọn con chạy lại lấy đá, lấy gạch, lấy chai lọ ném vào người người đàn bà ấy, miệng liên tục gọi hai từ “con đĩ”, thấy vậy con cũng gọi theo. Nghe thấy vậy bà chạy lại, bịt miệng con không cho con nói vậy, bà bảo mỗi người có một nỗi khổ riêng, một hoàn cảnh riêng mà người ngoài không thể hiểu nổi.
Bà mất, con rời quê lên Hà Nội cùng mẹ. Ngôi nhà mẹ con mình ở chẳng được như ở quê. Nó nhỏ nhỏ, xinh xinh, ở trong một con ngõ hẻm. Sáng sáng, mẹ đưa con đi học. Chiều chiều, mẹ đón con về. Cơm mẹ đã nấu sẵn, mẹ để ở trên mặt bàn con chỉ việc về ăn, còn mẹ lại tất bật trang điểm phấn son, váy áo nuột nà đi đâu đến tận khuya mới về, để con ở lại một mình trong bóng tối cô đơn. Có những đêm con giật mình tỉnh giấc bởi tiếng ồn ào ngoài cửa, mở cửa ra con thấy mẹ và… một người đàn ông nào đó đưa mẹ về. Con không biết họ là ai vì mỗi hôm con lại thấy một người khác nhau. Con hỏi mẹ, mẹ không nói chỉ bảo rằng con không được tò mò chuyện người lớn.
Lớn hơn một chút con đặt ra nhiều câu hỏi về cái nghề mẹ đang làm hơn. Con tò mò và tìm hiểu những từ người ta nói về mẹ. Con bắt đầu nghi ngờ…
Con bí mật theo chân mẹ đến nơi làm việc. Con ngỡ ngàng vì đó là quán karaoke mờ mờ ảo ảo…. Đứng ở ngoài con không thể nhìn vào trong, chỉ nghe đâu đó tiếng nhạc xập xình của dàn karaoke kinh doanh. Con đang định quay về thì chợt nghe thấy điệu cười quen thuộc. Con nấp vội sau một gốc cây, nhìn ra và không thể tin vào mắt mình. Mẹ mặc một chiếc váy siêu ngắn đang khoác tay một người đàn ông ngoại quốc và vui vẻ lên taxi, phóng vút đi.
Con thẫn thờ ít phút, con đã đủ lớn, con hiểu chuyện gì đang xảy ra…. Những ý nghĩ, những nghi ngờ mà con đã cố tình vùi lấp đi, cố tình chạy trốn giờ đây nó lại quay trở về và hiển hiện trong đầu con. Con có một người mẹ làm cái nghề nhơ nhuốc, làm bà của con phải xấu hổ với xóm làng, phải đắng cay mỗi khi đêm đến, làm con bị bạn bè khinh rẻ, bị chế giễu là một đứa con hoang… Mẹ thật quá tàn nhẫn…Tại sao mẹ lại làm như vậy? Trong muôn vàn con đường mà mẹ có thể lựa chọn, cớ sao mẹ lại chọn con đường đáng xấu hổ nhất….
Con đã từng rất trách mẹ, đã từng rất hận mẹ, đã từng không muốn nhìn thấy mẹ, muốn rời mẹ để đi thật xa vì với con mẹ là nỗi ô nhục không thể nào rửa nổi… Nhưng mẹ à, đến cái ngày định mệnh con vô tình đọc được cuốn nhật kí của mẹ. Con xót xa, con bàng hoàng vì không ngờ rằng mẹ đã phải nhiều đắng cay đến vậy. Mẹ chẳng vui vẻ, chẳng vui thú với cái nghề mẹ đang theo đuổi. Mẹ làm tất cả những điều này không phải vì ai, mà vì gia đình, vì con…
Mẹ phải bán mình để kiếm tiền chuộc lại mảnh đất năm xưa bà ngoại con đã cầm cố để lấy tiền chữa bệnh cho ông ngoại. Mẹ phải bán mình để lấy lại mảnh đất, nếu không gia đình mình chẳng có chỗ nương thân. Mẹ phải làm công việc ấy, nếu không con sẽ chẳng thể nào sống được đến ngày hôm nay vì căn bệnh tim quái ác, hoành hành con từ nhỏ. Mẹ bươn mình chữa bệnh cho con để rước vào mình căn bệnh thế kỉ. Virut HIV đang hủy hoại mẹ từng ngày, đang giày vò mẹ từng đêm… Đọc những dòng tâm sự trong nhật kí của mẹ, con mới hiểu mẹ thương con nhiều đến nhường nào. Đối mặt với cái chết nhưng mẹ nào đâu có nghĩ về bản thân mình. Mẹ lo cho con không còn ai nương tựa, mẹ lo cho con phải bơ vơ giữa cuộc đời, Mẹ vui đến rơi nước mắt khi kết quả xét nghiệm HIV của con là âm tính.... Mẹ trách bản thân không phải là người mẹ tốt, không đem lại cho con hạnh phúc đủ đầy…Nhưng không đâu mẹ ơi! Đến giờ con đã hiểu, hiểu tất cả! Cho dù mẹ có là nhân viên quán karaoke đèn mờ, cho dù mẹ có là cave, là “gái”, là “đĩ”,… hay là bất kì ai, con đều yêu và thương mẹ nhất trên đời!
Có những người sinh ra trong hoàn cảnh không được tốt cho lắm, nhưng họ có nghị lực phấn đấu, có chí hướng để tiến lên, dù trải qua nhiều khó khăn gian khổ, phải bươn trải trong xã hội kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng họ sẽ bước tới được thành công. Một trong những người đó là anh chàng Thiện Lương với cây kẹo que Hạnh Phúc của mình, bạn có thể xem thông tin chi tiết tại Chàng trai “Thiện Lương” và kẹo que “Hạnh Phúc
Có những người sinh ra trong hoàn cảnh không được tốt cho lắm, nhưng họ có nghị lực phấn đấu, có chí hướng để tiến lên, dù trải qua nhiều khó khăn gian khổ, phải bươn trải trong xã hội kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng họ sẽ bước tới được thành công. Một trong những người đó là anh chàng Thiện Lương với cây kẹo que Hạnh Phúc của mình, bạn có thể xem thông tin chi tiết tại Chàng trai “Thiện Lương” và kẹo que “Hạnh Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét