Năm nay tôi 32 tuổi và có 2 đứa con, một trai, một gái. Nhìn các con lớn lên từng ngày mà tôi rơi nước mắt. Rơi nước mắt không phải vui như niềm vui của bao nhiêu bà mẹ khác mà rơi nước mắt vì trách mình, hận mình không biết chăm con.
Ngày mang bầu đứa con trai đầu lòng là năm tôi 23 tuổi. Khi ấy vợ chồng tôi cưới nhau mới được 1 năm, vẫn còn trọ trong một căn phòng nhỏ ở một con ngõ hẻm ở Hà Nội. Nhà đi thuê mà thu nhập của 2 vợ chồng chẳng đáng là bao, chúng tôi vẫn phải chạy cơm từng bữa. Ban ngày làm 8 tiếng ở cơ quan, tối về hai vợ chồng lại mải mê với quán ăn vặt nhỏ nhỏ mà chúng tôi tự kinh doanh để có thêm thu nhập. Cuộc sống cứ thế cuốn tôi đi với nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai. Ở thời điểm ấy, tôi chỉ mong sao kiếm được nhiều tiền để còn có tiền sinh con, còn có tiền mua sữa, mua bỉm cho con sau này,... Vậy là sự ngờ nghệch của tuổi 23 khi chưa có một chút kinh nghiệm làm mẹ, cộng với cuộc sống mưu sinh khiến tôi chẳng còn thời gian chăm sóc con, chăm sóc thai nhi chu đáo. Tôi không có thời gian nghe nhạc, xem phim, chẳng thể mua những chiếc tai phone để áp sát vào bụng cho con nghe nhạc như những bà mẹ khác. Mang thai 9 tháng 10 ngày, cuối cùng con trai tôi cũng chào đời khỏe mạnh, bình an, làm tôi hạnh phúc vô cùng. Nhưng rồi con lớn, bên cạnh những niềm vui của người làm mẹ, một nỗi buồn cứ đeo bám, dai dẳng làm tôi day dứt. Con trai tôi không thích nghe nhạc, tính tình bướng bỉnh, ít hòa đồng với mọi người thậm chí thỉnh thoảng còn lầm lũi chơi một mình... Đem nỗi buồn này chia sẻ với một số người bạn thân, họ nói có thể là do trong quá trình mang thai tôi không cho con nghe nhạc nên bây giờ con mới như vậy. Nghe nhạc sẽ giúp con thông minh và nhanh nhẹn hơn. Nghe vậy nỗi buồn càng thêm nặng trĩu và tôi càng trách mình hơn.
6 năm sau tôi mang thai bé thứ 2. Lúc này kinh tế gia đình đã bắt đầu ổn định, cuộc sống dễ thở hơn trước rất nhiều, tôi có điều kiện để chăm con hơn. Rút kinh nghiệm từ đứa con đầu lòng, lần này tôi cho con nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hai vợ chồng tôi săn lùng khắp nơi các bản nhạc giúp bé thông minh, nhất là những loại nhạc của các nhà thiên tài như Mozart, Beethoven… Chúng tôi mua những loại tai phone tốt nhất để hàng ngày hai mẹ con cùng nghe. Mỗi lần như thế tôi lại thấy con đạp nhẹ vào bụng, tôi rất hạnh phúc vì nghĩ rằng con đang vui nên mới như vậy. Vậy là số giờ cho con nghe nhạc lại tăng dần lên mỗi ngày, ăn tôi cũng cho con nghe, ngủ tôi cũng ru con bằng âm nhạc, có những lúc tôi bật dàn karaoke gia đình và hát cho con nghe, có những lúc lại đeo tai nghe vào bụng rồi mở nhạc cho con,...
Thời gian cứ thế trôi đi trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình nhưng khi sinh con được 6 tháng, một nỗi đau ập đến gia đình tôi. Tôi phát hiện ra con có những biểu hiện khác lạ, ít phản ứng với những âm thanh xung quanh, không giống như những đứa trẻ bình thường khác, bố mẹ nựng con không có phản ứng lại. Trong lòng dâng lên một nỗi bồn chồn khó tả, bế con đi khám, nghe bác sĩ kết luận mà như sét đánh ngang tai, con tôi bị thính lực kém, dù cháu chưa bị điếc nhưng âm thanh tác động phải to thì mới có khả năng nhận biết.
Tôi hoang mang như không tin nổi vào tai mình. Tôi bế con đi đến khắp bệnh viện lớn hơn để khám, nhưng tôi như chết đứng vì hết lần này đến lần khác, lời bác sỹ kết luận và giải thích vẫn y như lần đầu: “Việc cho thai nhi nghe nhạc từ trong bụng mẹ chưa chắc sẽ làm cho trẻ thông minh hơn, mà ngược lại nó có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ, bởi nhiều bà mẹ cho con nghe nhạc quá to, đặc biệt là cho nghe bằng tai phone áp sát vào bụng mẹ khiến cho sóng âm thanh phát ra tác động trực tiếp tới tai thai nhi, khiến cho trẻ sau khi sinh ra bị giảm thính lực, thậm chí là bị điếc bẩm sinh”.
Quả thực là đã tại tôi ư? Là tại tôi đã cho con nghe nhạc quá to và quá nhiều ngay từ những tháng đầu tiên. Là tại tôi đã quá chủ quan, quá lạm dụng âm nhạc, quá lạm dụng tai phone để giờ đây con tôi phải chịu hậu quả như vậy. Thực sự tôi đã có lỗi với 2 đứa con quá nhiều, 2 sinh mệnh còn lớn hơn cả tính mạng, còn quý hơn hết thảy mọi thứ trên đời này với tôi. Nhìn 1 đứa con lầm lũi, 1 đứa con mà tôi phải ôm từ hết bệnh viện này đến bệnh viện khác chạy chữa, nhưng đã gần 3 năm trôi qua, tôi đã làm theo mọi hướng dẫn của bác sĩ mà tình hình của con chẳng được cải thiện là bao. Thương con và hối hận vô cùng, tất cả là tại tôi. Nếu bây giờ có một điều ước, tôi chỉ ước rằng có thể đổi được thính giác của tôi cho con, để con được bằng bạn, bằng bè, được như tất cả những đứa trẻ bình thường khác!
Quả thực là đã tại tôi ư? Là tại tôi đã cho con nghe nhạc quá to và quá nhiều ngay từ những tháng đầu tiên. Là tại tôi đã quá chủ quan, quá lạm dụng âm nhạc, quá lạm dụng tai phone để giờ đây con tôi phải chịu hậu quả như vậy. Thực sự tôi đã có lỗi với 2 đứa con quá nhiều, 2 sinh mệnh còn lớn hơn cả tính mạng, còn quý hơn hết thảy mọi thứ trên đời này với tôi. Nhìn 1 đứa con lầm lũi, 1 đứa con mà tôi phải ôm từ hết bệnh viện này đến bệnh viện khác chạy chữa, nhưng đã gần 3 năm trôi qua, tôi đã làm theo mọi hướng dẫn của bác sĩ mà tình hình của con chẳng được cải thiện là bao. Thương con và hối hận vô cùng, tất cả là tại tôi. Nếu bây giờ có một điều ước, tôi chỉ ước rằng có thể đổi được thính giác của tôi cho con, để con được bằng bạn, bằng bè, được như tất cả những đứa trẻ bình thường khác!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét