Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đơn giản

Thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đơn giản
Hệ thống âm thanh thông báo rất phổ biến nhằm mục đích truyền thông tin một cách hiệu quả nhất trong không gian rộng. Nhìn thì có vẻ phức tạp với rất nhiều loa, nhưng thiết lập đơn giản thì lại không khó. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn cách thiết lập đơn giản một hệ thống âm thanh thông báo.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở những hệ thống âm thanh thông báo đó là không gian sử dụng loại hệ thống âm thanh này thường rất rộng, phải sử dụng nhiều loa ở khoảng cách xa nhau và đặc biệt là chủ yếu dùng để truyền thông tin qua lời nói, chứ không ca hát, nghe nhạc... như các dàn âm thanh khác. Chính những yếu tố này làm tín hiệu âm thanh truyền đi sẽ bị hao hụt ít nhiều, không đảm bảo được chất lượng để loa phát ra. Vậy phải làm sao để khắc phục yếu tố này để đạt hiệu quả âm thanh cao nhất trong quá trình truyền thanh? Mình sẽ chia sẻ một vài cách đơn giản để khắc phục cũng như thiết lập được một hệ thống âm thanh thông báo. 

Một hệ thống âm thanh thông báo thường bao gồm rất nhiều loa

Thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đơn giản

Trước hết thì bạn cần phải lựa chọn các thiết bị phù hợp dành cho hệ thống âm thanh thông báo. Trên thị trường hiện nay, các nhà sản xuất thường cho ra đời khá nhiều sản phẩm loa cũng như ampli dành riêng cho việc phát thanh công cộng. Và cũng chính vì mục đích chỉ để thông báo, truyền thông tin bằng lời nói, chính vì thế các thiết bị này sẽ không quá cầu kì, phức tạp như những dàn âm thanh nghe nhạc, karaoke hay trình diễn.

Những bộ khuếch đại âm thanh công cộng thường có ngõ ra cho loa theo dạng trở kháng thấp (ví dụ như 4Ω,  8Ω, 16Ω..) và ngõ ra trở kháng cao sử dụng điện thế cho loa thông báo (ví dụ như 70V, 100V), ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng để kết nối ít loa (từ 1 đến 4 loa) và khoảng cách giữa ampli với loa phải ngắn (khoảng 10m).

Sơ đồ cơ bản của một hệ thống âm thanh thông báo

Thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đơn giản

Còn đối với các ngõ ra trở kháng cao sẽ được dùng riêng cho việc kết nối nhiều loa ở khoảng cách xa. Chính vì thế mà các loại loa điện thế sẽ là một sự lựa chọn phù hợp khi được sử dụng chung với các ngõ ra trở kháng cao này. Vì đặc trưng của các hệ thống âm thanh công cộng, để tránh việc đấu nối sai dây dẫn cũng như đảm bảo cho hiệu quả truyền thanh được diễn ra tốt nhất, nên sử dụng các loại loa có trở kháng cao là tối ưu. 

* Cách kết nối loa trở kháng thấp (thường gặp ở loa nghe nhạc, loa sân khấu)

Cần phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của ampli thông báo, khi tổng trở kháng loa thấp hơn tổng trở kháng ra của bộ ampli thì sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động không ổn định và bộ ampli hoạt động sai chức năng.

Thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đơn giản

Loa hội trường Soundking FP205T là loại loa điện thế, hỗ trợ giảm suy hao tín hiệu khi truyền thanh khoảng cách xa

Khoảng cách nối giữa ampli và loa là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, công suất ra từ ampli sẽ làm nóng dây dẫn, và không thể cung cấp đủ công suất cần thiết cho loa hoạt động.

* Cách kết nối loa trở kháng cao

Trong hệ thống  âm thanh công cộng, để bao phủ một diện tích rộng nên khoảng cách nối dây loa là rất lớn. Vì vậy người ta thường dùng kết nối trở kháng cao. Trong tất cả các loa có biến áp sẽ được mắc song song, tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.

Thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đơn giản

Ở kết nối trở kháng cao, khi bạn mắc các loa song song, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng đầu vào loa nhỏ hơn công suất ra của tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp.

Đó là những cách đơn giản nhất giúp bạn có thể thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo, công cộng đơn giản. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và có thể tự mình thiết lập, xử lý thành công các hệ thống âm thanh thông báo, công cộng của mình. 

Xem thêm : 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét