Dàn karaoke gia đình, dàn karaoke kinh doanh, chuyên nghiệp về
bản chất không khác nhau các bạn hình dung và có thể coi là một. Khác ở đây là
gì ? Vấn đề chỉ là quan niệm câu từ và tính chất sử dụng được hiểu rộng hơn mà
thôi. Khi ta đã hiểu được vấn đề thì việc lắp đặt hoàn toàn dễ dàng và đơn giản.
Tư vấn lắp đặt dàn karaoke chuyên nghiệp |
1. Kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke:
- Treo loa( loa chuyên dùng karaoke là loa treo tường) vào vị
trí cách mặt đất tối thiểu 2,5 m tùy chiều cao từ mặt đất đến trần nhà mà có thể
đặt tối đa 2,8 m. Khoảng cách 2 loa cách nhau tối thiểu từ 2,5m trở đi tùy phụ
thuộc vào lòng nhà mà đặt vị trí tối đa có thể( Lòng nhà rộng d tích lớn 30m2
trở lên có thể phải lắp đến 2 cặp loa). Hai loa không được quay vào nhau.
- Loa Sub có thể đặt ở vị trí mà không ảnh hưởng cho việc đi
lại và sinh hoạt nhưng hạn chế dây tin hiệu từ đó tới vị trí đặt ampli không xa
quá.
- Ampli + đầu karaoke đặt trên kệ, càng thoáng càng tốt và
tiện cho việc sử dụng, vận hành máy không che đậy kín gây hiện tượng ampli tự
kích do nóng và dễ gây hư hỏng.
- Đấu dây loa vào vị trí xuất loa của ampli ( Lưu ý dây cắm
phải gọn gàng không để các cực chạm vào nhau làm hỏng ampli tức thì) + cắm dây
tín hiệu ( line out ) của đầu karaoke xuống Line In của ampli karaoke.
- Đấu dây tín hiệu từ Line Out của ampli đến Line In của loa
Subwoofer (nếu loa là sub điện).
- Cắm micro vào vị trí Micro1 hoặc 2 tùy bạn.
- Đưa vị trí volume muzich + volume tổng của ampli về 0.
- Các chiết áp còn lại đưa về vị trí giữa(Norman).
- Bật công tắc nguồn ampli và đầu karaoke _ Sau khi đầu
karaoke chạy ta đưa dần vị trí của 2 volume.
2. Kỹ thật chỉnh âm thanh karaoke chuyên nghiệp
Trong kỹ thuật bố trí sắp xếp nội thất trong phòng hát karaoke điều căn bản phụ thuộc
vào không gian từng căn phòng mà điều chỉnh âm lượng sao cho âm thanh karaoke
hay nhất có thể.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà các bạn có thể áp dụng
luôn cho dàn âm thanh karaoke của gia đình mình cũng như quan karaoke kinh
doanh mà bạn còn bỡ ngỡ chưa quen sử dụng.
Bước thứ nhất tắt máy, cắm Micro vào vị trí, đưa vị trí
volume của music về tối thiểu.
Bước thứ hai điều chỉnh volume tổng ,volume micro và tất cả
chiết áp như Balance, Echo, Low, Mid, Hi, Dly, Rpt, đến vị trí Norman(vị trí giữa)
mà nhà sản xuất đẫ thiết kế.
Bước thứ ba bật nguồn thử Micro, tùy theo không gian, tiêu
cách âm phòng hát mà tăng giảm Echo, Dly, Rpt khi đó vị trí Norman của bạn có
thể thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải 10 – 15 độ sao cho giọng
nói không vang quá, không lặp đi lặp lại nhiều lần quá
Bước thứ tư chỉnh giọng nói với người thiên chất Bass thì
đưa volume bass của Micro sang trái khoảng từ 10- 90 độ, giọng thiên tress cũng
vậy, còn với người giọng yêu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10 – 45
độ không lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi gây rú rít khó chịu.
Bước thứ năm sau khi hiệu chỉnh Micro xong đưa volume muzich
(nhạc) lên sao cho tiêng nhạc không vượt quá tiếng micro đã chỉnh nếu thấy có
hiện tượng rú rít phải đưa Hi của volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ .
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp sảy ra khi chỉnh giọng
micro rất tốt nhưng khi đưa nhạc vào là rú, rít không hát được mặc dù lắp đặt
loa đẫ chuẩn theo thiết kế vậy vấn đề ở đây các bạn chỉ cần quan tâm tới tần số
cao (Hi ) của Micro, Echo, Tổng không cho phép chỉnh quá Norman( giữa) mà các bạn
nhất thiết phải đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi từ 10 – 90 độ tùy mức độ
âm thanh phát ra.
Cuối cùng là Loa hỗ trợ tiếng trầm( Subwoofer) tùy từng gia
đình có thể sử dụng hoặc không nhưng với kinh doanh nhất thiết là phải có. Vấn
đề đơn gian là bạn phối ghép ra sao cho tiện nghi nhất để khi bạn chỉnh âm
thanh tại ampli hát karaoke.
Làm thế nào để hệ thống này nghe được hay và thẩm mỹ nhất.
Cách bài trí phòng hát, hệ thông tiêu âm, cách âm, lắp đặt sao cho phù hợp... Để
có một hệ thống karaoke cơ bản, thông dụng hay một hệ thống karaoke chuyên nghiệp
hãy đến với đơn vị cung cấp sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn
và đưa ra cho bạn sự lựa chọn tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét