Hiện nay đối
với các hộ gia đình, hầu hết vẫn dùng đầu karaoke để giải trí, và việc sưu tập đĩa CD là điều chắc chắn, tuy nhiên
thì đĩa lậu và đĩa nhái ngày nay rất nhiều. Nếu bạn không biết bảo quản và sử dụng
thì chỉ được một thời gian là hỏng. Do đó, tôi sẽ chia sẻ với các bạn vài bí
quyết sau:
Trước hết chúng ta sẽ cùng nhắc lại một chút về cấu trúc của
một chiếc đĩa CD nói chung. Về cơ bản, dữ liệu sẽ được ghi từ trong (tâm đĩa)
ra ngoài (rìa đĩa) theo một đường xoắn, trên đường này có chứa vô số các hố vật
lý, hay gọi theo ngôn ngữ chuyên môn là các pit, các pit này có kích thước siêu
nhỏ và nằm rất sát nhau (cách khoảng 1,6 micro mét).
Một lớp kim loại phản quang, thường là nhôm, hợp kim nhôm
“chơi” hơn là bạc hoặc vàng 24K sẽ được phủ lên trên các pit với độ dày từ 50 đến
125 micro mét (cái này cũng tùy vào độ “chơi”). Lớp phản quang có nhiệm vụ phản
xạ lại ánh sáng phát ra từ mắt đọc. Phủ trên lớp phản quang là một bề mặt polymer
rất mỏng (10-30 micro met) và lớp nhãn đĩa.
Phía dưới các pit là một bề mặt nhựa trong suốt
(polycarbonate), khi cho đĩa vào ổ, ánh sáng từ mắt đọc sẽ xuyên qua lớp nhựa
này, quét lần lượt qua các pit để đọc ra dữ liệu.
Thứ nhất, bỏ ngay thói quen để đĩa trên bàn và úp mặt nhãn
xuống dưới. Thói quen tưởng như vô hại này có thể gây hư hại nghiêm trọng cho lớp
phản quang, vì chỉ một vết xước rất nhỏ trên bề mặt này cũng có thể khiến đĩa
CD hỏng hoàn toàn. Còn nếu có bạn có nào để theo cách úp mặt ghi xuống dưới thì
không còn gì để nói rồi. (tạm gọi 2 mặt của 1 chiếc đĩa CD là mặt nhãn và mặt
ghi)
Khi không sử dụng, hãy cất ngay đĩa vào hộp bảo quản, không
để lưu đĩa trong đầu karaoke và nhớ
để lên kệ theo hướng dựng thẳng đứng, giúp tránh tối đa việc đĩa bị cong vênh.
Lưu trữ đĩa ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
chiếu vào; nhiệt độ quá cao hay không khí quá ẩm, tất cả những yếu tố này có thể
khiến lớp nhựa bị biến dạng, cong vênh, lớp phản quang bị bong tróc.
Hãy cầm đĩa với 2 ngón tay bằng cách xỏ vào lỗ tròn ở tâm và
tỳ vào rìa đĩa. Tuyệt đối không đụng chạm vào cả 2 mặt của đĩa.
Hạn chế việc ghi nhãn đĩa. Nếu buộc phải ghi nhãn, hãy cố gắng
sử dụng những loại bút dạ mềm mà tốt nhất là bút ghi chuyên dùng để tránh ảnh
hưởng đến lớp phản quang.
Hạn chế luôn cả việc dán nhãn đĩa. Không chỉ làm tăng trọng
lượng tiêu chuẩn của đĩa, việc dán nhãn không chuẩn còn làm trọng tâm đĩa bị lệch
(tất nhiên ảnh hưởng của nó là vô cùng nhỏ thôi).
Nếu bề mặt ghi bị bám bụi, hãy dùng loại vải mềm ẩm (loại vải
lau kính) hoặc kèm dung dịch chuyên dùng để lau, nhưng hãy lau theo chiều hướng
tâm, tránh lau theo chiều xoắn ốc từ tâm đĩa. Bởi dữ liệu được ghi theo chiều
này, vì thế khi đĩa bị xước theo chiều
hướng tâm thì lượng dữ liệu bị hỏng trên một đường rãnh đĩa ít, do đó đầu đọc
phục hồi được dữ liệu dựa vào những dữ liệu còn lại ở xung quanh điểm bị hỏng.
Còn nếu đĩa bị xước theo chiều xoắn ốc thì lượng dữ liệu hỏng liên tục quá nhiều
đầu đọc không đủ thông tin để phục hồi.
Và cuối cùng, cho dù đã làm đúng như những gì được khuyên ở
trên thì chiếc đĩa yêu quý giá vài chục USD của bạn vẫn có thể trở thành một ”
vật trang trí” bất cứ lúc nào. Vì vậy hãy luôn chú ý kiểm tra và sao lưu dữ liệu
nếu cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét