Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Thiết kế nội thất trong phòng karaoke

Trong thiết kế nội thất phòng karaoke, ngoài việc sắp xếp và bố trí các sản phẩm của bộ dàn karaoke thì việc thiết kế tường, sàn sẽ giúp tạo một không gian giải trí tốt nhất.


Thiết kế nội thất trong phòng karaoke

Cân bằng năng lượng


Yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất khi thiết kế phòng nghe nhìn đó là phải tạo ra được sự cân bằng giữa âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ tại vị trí người ngồi.

Như chúng ta đã biết, khi nghe âm thanh của nguồn phát, tai chúng ta cảm nhận cả âm thanh trực tiếp đến từ loa lẫn âm thanh phản xạ đến từ các bề mặt xung quanh. Trong đó, chỉ có những âm thanh đến trực tiếp với đôi tai mới là thứ âm thanh chuẩn xác nhất.

Phương pháp xử lý âm học


Có nhiều phương pháp xử lý âm học khác nhau, mỗi phương pháp sẽ có một tác dụng riêng biệt. Các tấm hút âm và tán âm là hai phương pháp phổ biến nhất để xử lý âm học của các bức tường hay trần nhà.

Tấm tán âm hay còn được gọi là poly-cylindrical diffuser, về cơ bản là một hình bán trụ được gắn vào tường, nhô hẳn ra khỏi tường. Cũng tồn tại một số kiểu tán âm khác có hình dạng bất thường khác và khá hiệu quả.

Nên nhớ, bạn phải bố trí các tấm tiêu âm và tán âm hợp lý ở trong phòng, ngay cả khi có một ban nhạc biểu diễn ở đó thay cho loa. Nếu bạn đặt một tấm tán âm trên một bức tường, thì ở phía đối diện cũng phải có một tấm tương tự.

Trần nhà là một bề mặt tán âm quan trọng, đặc biệt là các điểm phản xạ đầu tiên của loa front đến vị trí của người nghe, nó đòi hỏi bạn phải trang bị một đến hai tấm tán âm. Khu vực trần ở phía sau chỗ ngồi đôi khi cũng yêu cầu tăng cường thêm các vật liệu tán âm nữa.

Âm trầm


Bẫy bass là phương pháp tốt nhất để khắc phục hiện tượng cộng hưởng của âm trầm và chúng thường được đặt ở trong góc. Góc tường chính là nơi giao nhau của ba mặt tường (trái, phải, trên, dưới) và là nơi có hiện tượng cộng hưởng mạnh nhất. Nếu không có bẫy bass, sự cộng hưởng có thể khiến cho âm trầm bị đục, các âm tần thấp khó phân biệt và không mượt mà.

Bẫy bass nên được đặt ở trong góc phòng, bởi đó là nơi mà mức năng lượng của sóng đứng cao nhất. Bạn có thể tìm thấy những vị trí có mức năng lượng của sóng đứng cao bằng cách lắng nghe các bản nhạc có âm trầm nặng ở cả 8 góc của căn phòng (bao gồm cả các góc ở phía trên trần). Một chiếc máy đo SPL (sound pressure level - mức áp suất âm thanh) sẽ là công cụ rất tốt để chúng ta thực hiện công việc này.

Sàn


Sàn của phòng hát là bề mặt có khả năng phân tán hoặc hấp thụ âm thanh rất tốt. Nếu được trải thảm toàn bộ, mặt sàn sẽ hút phần lớn sóng âm có tần số cao, lý do là thảm thường được làm rất mỏng. Điều này giúp cho chủ nhân có thể kiểm soát được âm trung tốt hơn và cho phép âm cao trải đều trong phòng, qua đó mang đến cảm giác rộng rãi và cảm giác không gian tốt hơn.

Xử lý hài hòa các công dụng vốn có


Khá dễ dàng để xử lý âm học cho một home theater, điều quan trọng là làm sao để các công cụ dùng để xử lý hài hòa với không gian mà không mất đi công dụng vốn có của chúng.

Trong một không gian dùng để giải trí với các thiết bị đa phương tiện, bạn cần có một chiến lược cụ thể cho từng đồ vật trong việc hút và tán âm. Sử dụng thảm dày và rèm để hấp thụ, nhưng nên nhớ là không nên treo rèm sát tường, mà trừ ra một khoảng không gian khoảng 8 cm giữa chúng. Nếu bạn có một kệ sách, hãy lợi dụng để tán âm bằng cách đảo vị trí thay vì xếp thành hàng ngay ngắn....

Trong thế giới âm thanh, chúng ta chỉ là những đứa trẻ trước những hiểu biết về các đặc tính phản xạ âm học trong phòng nghe nhỏ và sự tương tác của chúng với loa karaoke.  Do đó ngoài việc bố trí xử lý âm học trong phòng hát thì cách lắp đặt dàn karaoke cũng là rất cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét