Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Chuyện về những “nghệ sĩ” hát rong

Buổi tối thứ 7 tuần nào cũng vậy, tôi cũng nhóm bạn đi dạo tại khoảng sân Mỹ Đình. Vẫn thú vui cũ, trà đá, chém gió và nghe nhạc miễn phí. Cảm giác thấy thật thích thú, xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng.

"Nghệ sĩ" hát rong

Một trong những hình ảnh quen thuộc ở nơi đây chính là những nhóm hát rong, khoảng 30’ lại có một nhóm đi qua, thường là những chàng trai trẻ khỏe, hoặc cũng có thể là những người bị tàn tật, họ ngồi trên những chiếc xe lăn trên tay họ cầm micro, đi theo là một người đẩy thùng loa karaoke, đĩa nhạc nền thu sẵn kèm theo bộ amply karaoke để điều chỉnh âm thanh, giọng hát cho “nghệ sĩ” hát rong. Với những người hát rong là người hoàn toàn bình thường tôi luôn đặt ra câu hỏi,rằng: “tại sao những chàng trai trẻ khỏe như vậy lại không tìm một công việc phù hợp hơn mà lại chọn cái nghề hát rong?”. Nghề mà người ta thường nói là một “nghề không có nghiệp”.

Sau nhiều lần ngồi chém gió cùng bạn bè ở quán trà đá, tôi cũng biết được một vài thông tin của những “nghệ sĩ” hát rong. Một trong những anh chàng có khuôn mặt thanh  tú và hát khá hay, mối khi ngồi ở đây tôi lại gặp anh, anh làm tôi khá ấn tượng.  Được biết anh trước đây cũng làm nghề bảo vệ, anh đã được đào tạo nghiệp vụ bài bản tại một cong ty dich vu bao ve tại Hà Nội, với nghiệp vụ tốt và phẩm chất của một chàng trai quê Phú Thọ (cùng quê với tôi), anh đã may mắn được làm bảo vệ cho một trung tâm gia sư uy tín, gắn bó một thời gian với trung tâm, anh đã có được những thành tích khá tốt trong công việc. Tuy nhiên, anh đã gặp phải một chuyện khiến anh mất di công việc hiện tại. Trong một đêm anh phải ở lại trực tại trung tâm, đêm đó anh về muộn, trên đường về anh gặp phải một đám người ngổ ngáo, chúng dã tâm đánh gục anh để cướp xe và điện thoại của anh, anh bị chúng đánh và bị gãy một bên chân, phải điều trị tại bệnh viện mất thời gian dài. Sau đó, anh không thể tiếp tục theo nghề được nữa. Sau khi ra viện, anh đã tìm việc ở khắp mọi nơi, nhưng may mắn không đến với anh, nghề nặng nhọc thì anh không thể tiếp tục làm, còn những nghề nhẹ nhàng thì anh chưa đủ may mắn để kiếm được một công việc tốt. Để tiếp tục kiếm sống qua ngày, anh cùng với một người bạn đã quyết định đi hát rong để nuôi sống bản thân, chờ may mắn về công việc tới với mình.

Có lẽ, bất kỳ ai khi theo cái nghề này đều có những khó khăn cả, chẳng ai muốn là một “nghệ sĩ” hát rong, khi mà công việc này hiện nay không được mấy người ủng hộ. Ai cũng mong muốn có một công việc ổn định, nhưng may mắn thì lại không mỉm cười với tất cả mọi người. Nên theo cá nhân tôi nghĩ, khi bạn gặp các “nghệ sĩ” hát rong tại bất cứ nơi đâu, khi mà giọng hát của họ hay những tác phẩm của họ thể hiện đem lại cảm xúc trong bạn, bạn nên ủng hộ họ, đừng làm ngơ, rồi thốt ra những lời lẽ dè bỉu hay miệt thị.


Tác giả: Huyền Nga 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét