Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Jelly Ear: Tai nghe "made in Việt Nam" đầu tiên

Người Việt Nam vốn đã nổi tiếng với bàn tay khéo léo và các sản phẩm thủ công tinh xảo. Tuy nhiên, một chiếc tai nghe hoàn toàn thủ công được làm bởi bàn tay một người Việt Nam với mong muốn được  nhiều người yêu mến như Jelly Ear lại là một điều thật sự bất ngờ và thú vị.


Khi quan tâm tới tai nghe, người ta thường chú ý đến các mặt như chất lượng âm thanh, thiết kế và chất liệu… Gần đây, người dùng càng ngày càng có xu hướng chọn những chiếc tai nghe có thiết kế hấp dẫn không chú ý nhiều đến chất lượng âm thanh. Do đó các sản phẩm tai nghe ra đời cũng theo xu thế này. Tuy nhiên điều đó làm cho những người khó tính trong giới âm thanh cảm thấy không hài lòng. Trong đó có anh Trần Mạnh Hùng, người  có mong muốn chế tạo những chiếc tai nghe cao cấp được làm hoàn toàn thủ công, đáp ứng được yêu cầu của người nghe nhạc khó tính. Đó là lí do mà Jelly Ear – chiếc tai nghe “made in Việt Nam” đầu tiên ra đời.


Jelly Ear - Những hình ảnh của một chiếc tai nghe Made in Việt Nam.

Với kinh nghiệm nghe rất nhiều loại tai nghe từ thấp cấp đến cao cấp và bằng sự tinh tế của người đam mê âm thanh, anh nhận ra được rất nhiều điểm còn tồn tại trong những chiếc tai nghe mà có cái lên tới tận 20 -30 triệu đồng. Do đó anh quyết định làm dự án JoinHandMade để làm ra những chiếc tai nghe khắc phục được nhược điểm về vật liệu, chất lượng gia công, thiết kế…

Khởi đầu gian truân


Công việc không hề đơn giản, đội của anh đã phải mất hàng năm trời để nghiên cứu công nghệ và so sánh ảnh hưởng của từng chi tiết tới các hoạt động của người sử dụng chứ chưa nói tới chất âm. Anh đã phải bỏ rất nhiều công sức để chế tạo và thử nghiệm.


Chiếc tai nghe làm thủ công bọc Driver bằng nhựa đúc nguyên khối, Tip làm bằng bọt biển co giãn và dây treo tai được cuộn chỉ mềm thay cho dây thép.

Vì làm việc dựa trên đam mê nên anh Hùng không thử tai nghe bằng các thiết bị chuyên dụng như lực kế hay các công cụ đo có số gì  cả, anh dùng những thao tác thử mang tính thiết thực, ví dụ như anh chọn loại dây và tết nó thành sợi xoắn sau đó dùng tay thử khéo xem giới hạn của các vị trí hay đứt. Hoặc vui hơn là phần tai nghe sau khi đúc thành sản phẩm anh đã thử thả từ các độ cao khác nhau hay thậm chí là lấy búa đập thử để biết cần phải cung cấp cho Jelly Ear độ bền thế nào là vừa phải.

Mỗi chi tiết hỏng đội của anh lại phải bỏ toàn bộ làm lại cái mới vì thế quá trình nghiên cứu rất mất thời gian và tốn nhiều tiền bạc nhưng là người đam mê và nhiệt huyết nên tất cả đều không quan trọng khó khăn.


Anh Trần Mạnh Hùng, trưởng nhóm Join Handmade với dự án tai nghe handmade.

Nhắc tới thiết kế anh Hùng vừa cười vừa đưa ra 1 ví dụ cụ thể: "Như cái thiết kế của Jelly Ear này không phải tụi anh ngồi nguệch ngoạc vẽ ra một cái khối vuông chẳng vuông tròn chẳng tròn rồi nói đó là thiết kế tốt. Để có được thiết kế này, người thân của anh có bạn gái anh, em anh, bạn anh trong team có bao nhiêu người anh lấy cục tai nghe nhét vào lỗ tai họ bấy nhiêu cái rồi ngắm nghía nếu chưa hợp thì lại mài giũa cho hợp với ý mình. Cuối cùng anh đưa ra được thiết kế của Jelly Ear mà anh cảm thấy ưng ý nhất đối với anh".

Khi nói về chất lượng âm thanh, dù là dân chơi thứ thiệt và rất kĩ tính nhưng anh lại thể hiện quan điểm thú vị bằng cách không so sánh chất lượng Jelly Ear với các tai nghe cao cấp khác:

"Anh nghĩ dùng tai nghe để nghe nhạc là để thỏa mãn sở thích cá nhân không thể nói tai nghe này hay hơn tai nghe kia, cái này phụ thuộc vào sở thích mỗi người vì thế anh sẽ không so sánh chất âm của Jelly Ear với các tai nghe cao cấp khác chỉ có điều đây là sản phẩm mang tâm huyết của tụi anh nên anh muốn trang bị cho nó những công nghệ tốt hiện nay đó là dùng driver Balance Armature thay cho Driver Dynamic dạng màng loa truyền thống để tạo ra được nhiều âm sắc khác nhau hơn. Còn chất lượng âm thì còn tùy vào gu nhạc của mỗi người".

Khó khăn tới tận khi giấc mơ đã thành


Dù chiếc tai nghe đã hoàn thiện, anh Hùng chuẩn bị tung ra trên thị trường, tuy nhiên anh vẫn còn thấy rằng quy trình chế tạo đầy khó khăn. Tuy nhiên vì đam mê và hết lòng với sản phẩm anh tìm được cái thuận lợi trong đó:

"Mặc dù bây giờ về thiết kế về ngoại hình và quy trình chế tạo đã được bọn anh vạch ra cụ thể không còn mông lung như trước nhưng không phải là đã hết khó khăn. Ví dụ như việc chế tạo bằng tay hoàn toàn sẽ khiến bọn anh mất khoảng 2 ngày để làm xong 1 chiếc tai nghe nhưng trong suốt quá trình làm ra nó trải qua rất nhiều công đoạn nhưng chỉ cần 1 chút sơ xuất nho nhỏ là sản phẩm đó bị hỏng và phải bỏ, coi như công sức 2 ngày qua đã đổ sông đổ biển nhưng đổi lại khi cầm vào sản phẩm của mình tụi anh cảm thấy nó có cảm giác của con người hơn" - Anh Hùng cười.

Ngoài ra, vấn đề giá thành sản phẩm cũng đáng bàn. Khi hoàn thiện, Jelly Ear lên tới gần 2 triệu đồng đã khiến một bộ phận lớn người dùng không muốn tiếp cận sản phẩm và thứ 2 là vì giá nhập các linh kiện quan trọng bắt buộc như Driver và dây dẫn khá cao nên dù có giá như vậy nhưng hiện tại anh vẫn đang phải bù vốn để cho ra mắt sản phẩm của mình.

Người Việt có rất nhiều người đam mê âm thanh nhưng đam mê tới mức dám hi sinih lợi ích cá nhân vì cộng đồng như anh Hùng thì không có nhiều và rất đáng trân trọng. 

Một số hình ảnh của Jelly Ear:





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét