Thiết bị âm thanh ngày nay không còn là thứ quá lạ lẫm so với đời sống sinh hoạt thường ngày của con người chúng ta. Có rất nhiều người chấp nhận đầu tư rất nhiều để sở hữu một dàn âm thanh chất lượng theo ý muốn.
Tuy nhiên vì nhiều lý do mà điều này không mang lại âm thanh như mong muốn. Chính vì thế bài viết này mình sẽ đề cập với các bạn về những sai lầm cơ bản khi tiếp xúc với lĩnh vực âm thanh.
Các gia đình hiện nay thường sắm riêng cho mình những dàn âm thanh ngay tại nhà với một mức đầu tư trong khả năng của mình. Tuy nhiên do không có kiến thức thật vững trong lĩnh vực này, dẫn đến việc thường mắc sai lầm khi chọn mua thiết bị, chi tiền rất nhiều nhưng "phần nghe" lại cảm thấy chưa thỏa mãn, xứng đáng với giá trị bỏ ra.
Cần đảm bảo sử dụng hết giá trị các thiết bị trong dàn âm thanh
Và sai lầm ở đây đó chính là người ta thường bỏ qua hoặc quá xem nhẹ vấn đề về đầu tư các phụ kiện cho dàn âm thanh, cụ thể đó là điện nguồn và dây dẫn tín hiệu, vốn được xem là năng lượng và cầu nối của các thiết bị trong bộ dàn. Người chưa có kinh nghiệm thường sẽ tìm cách nâng cấp loa, mua ampli mới với giá cao hơn cái mình đang sở hữu nhưng lại quên rằng mình vẫn chưa khai thác hết khả năng thực sự mà loa, ampli hiện đang có.
Điện nguồn là nền tảng của dàn âm thanh
Nhiều người cho rằng điện nguồn chỉ cần đảm bảo mức 230V là được, đây là một quan điểm không hề sai. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi có phải lúc nào điện nguồn cũng ổn định ở mức này, và nguồn điện có thực sự "sạch" hay không?
Dòng điện 230V là yêu cầu cơ bản nhất đảm bảo cho khả năng hoạt động của một dàn âm thanh, được phép dao động trong 10% mức giá trị. Nhưng cần lưu ý tránh sử dụng ổn áp để cân bằng mức điện thế vì sẽ gây tác hạc lớn đến âm thanh về mặt độ động cũng như tiếng trầm bị bó, nặng nề mà thay vào đó là lựa chọn biến thế cách ly hoặc các thiết bị có chuyển đổi từ AC sang DC và tái tạo lại dòng AC đủ điện thế.
Nguồn điện "sạch" là năng lượng tối ưu giúp phát huy giá trị các thiết bị âm thanh
Ngoài mặt giá trị của dòng điện thì vấn đề về độ ổn định cũng như độ "sạch" của dòng điện cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Dòng điện khi được truyền từ trạm hạ thế về đến ở cắm tại nhà bạn thì đã bị nhiễu bởi rất nhiều loại sóng điện tử có trong các thiết bị như: bóng đèn huỳnh quang, sóng radio, các thiết bị sạc và các loại sóng không dây khác (Xem thêm ở bài viết Nguồn cấp điện cho hệ thống âm thanh). Dòng điện bị nhiễu và không ổn định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh, các thiết bị âm thanh sẽ không thể nào phát huy hết hiệu quả của nó khi nhận được nguồn điện như thế này.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị lọc và đảm bảo sự ổn định cho nguồn cấp điện nhưng nên ưu tiên chọn loại không sử dụng các linh kiện lọc chủ động như tụ, cảm, điện trở, biến trở bởi chúng cũng ít nhiều gây tác hại đến dải trầm và độ động. Các bạn có thể tham khảo các thiết bị này trong bài viết Những phụ kiện tăng lực cho hệ thống âm thanh mình đã viết.
>>>> Tham khảo bài viết : Khởi nghiệp ít vốn, bạn nên làm gì?
>>>> Tham khảo bài viết : Khởi nghiệp ít vốn, bạn nên làm gì?
Phải trang bị dây dẫn như thế nào
Tầm quan trọng của dây dẫn (dây loa và dây tín hiệu) trong một dàn âm thanh là vấn đề không phải ai cũng chú trọng. Những người chơi âm thanh chưa có kinh nghiệm thường không chú ý nhiều đến dây dẫn, vì với họ loa, ampli, mixer... mới là quan trọng. Nhưng với những người làm việc lâu năm trong lĩnh vực này, dây dẫn tốt không chỉ giúp giảm nhiễu trong quá trình truyền tải tín hiệu giữa hai thiết bị mà còn phát huy tối đa băng thông âm thanh hay nói một cách đơn giản là với dây dẫn tốt bạn mới thật sự nghe hết được khả năng trình diễn của các thiết bị trong bộ dàn.
Chú ý đến việc sử dụng dây dẫn cho phù hợp
Tuy nhiên hiện nay chưa nhiều người dám mạnh tay đầu tư vào điện nguồn cũng như dây dẫn cho dàn âm thanh của mình. Khi cảm thấy chất lượng âm thanh chưa thực sự tốt, họ thường chọn cách nâng cấp loa, ampli hay đầu đọc, chính điều này khiến cho các thiết bị không thể nào gắn kết, phối hợp với nhau một cách hiệu quả nhất. Cũng như việc này sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn, không chỉ sử dụng không hết khả năng của thiết bị mà vẫn phải thay đổi, nâng cấp liên tục.
Không có một tỷ lệ nào gọi là hoàn hảo cho mức đầu tư vào dây dẫn của bộ dàn. Tùy theo những thiết bị của bạn có mà chọn mua dây dẫn phù hợp. Ngoài ra thì bạn có thể sử dụng các loại dây dẫn của cùng một thương hiệu để có thể tăng sự kết hợp giữa các thiết bị trong bộ dàn của mình. Nhưng cũng đừng vì quá cầu toàn mà đầu tư quá nhiều vào dây dẫn gây ra sự lãng phí.
Các phụ kiện chống rung cho thiết bị
Các phụ kiện chống rung bao gồm: chân loa, kệ máy, các tấm platform kê máy... thường không được nhiều người chú ý đến. Nhưng nếu để ý một chút bạn sẽ dễ dàng nhận ra các thiết bị âm thanh đắt tiền của các thương hiệu nổi tiếng luôn được đảm bảo rất kỹ về mặt phụ kiện chống rung.
Chân chống rung cho loa
Trong quá trình hoạt động, các thiết bị âm thanh chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những tác động vật lý bên ngoài, cũng như việc hoạt động ở công suất cao thì việc rung, lắc là khó tránh. Những phụ kiện chống rung sẽ góp phần mang lại độ vững vàng hơn cho các thiết bị trong quá trình vận hành, góp phần mang lại hiệu quả ổn định nhất cho thiết bị của bạn.
Đây là những vấn đề rất cơ bản trong một dàn âm thanh, nhưng thực sự không nhiều người chú ý đến, dẫn đến việc mắc phải những sai lầm trong quá trình đầu tư vào các thiết bị âm thanh của mình. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức mới trong quá trình tìm hiểu, làm việc trong lĩnh vực âm thanh của mình.
Xem thêm :
Rất dễ hiểu và hay.
Trả lờiXóaquán karaoke