Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Mảnh đời của cô gái sau quán karaoke đèn mờ

Càng nghĩ Hà càng thấy số phận mình sao quá nghiệt ngã!

Bố mẹ ly dị từ ngày Hà học lớp 5. Sau khi chia tay, họ đi bước nữa, chọn cho mình một tổ ấm riêng và bỏ 3 chị em Hà với ông bà ngoại.

Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên người chị cả như Hà khi các em càng ngày càng lớn, ông bà mỗi ngày một già đi, tiền trợ cấp của bố mẹ gửi về chẳng bõ bèn gì. Năm 16 tuổi Hà quyết định rời nhà lên thành phố kiếm tiền nuôi các em. Và số phận Hà cứ thế sa lầy vào vũng bùn mà không thể rút chân. Tất cả những tội lỗi ấy Hà phải trả giá bằng cuộc sống lao tù như ngày hôm nay.




Chân ướt chân ráo lên thành phố, ban đầu Hà tìm đến một quán bia và làm nhân viên phục vụ tại đây. Công việc vất vả mà đồng lương lại chẳng đáng là bao, số tiền Hà gửi về chẳng thể lo chữa bệnh cho bà. Đang lúc chán nản, Hà quen Loan. Biết Hà cần tiền nên cô tìm cho Hà một công việc chẳng mất công sức gì mà thu nhập lại cao. Hà trở thành nhân viên tại một quán karaoke đèn mờ.

Cũng giống bao cô gái khác, công việc của Hà là lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Trong những bộ váy ngắn “cũn cỡn” cùng với khuôn mặt trang điểm khá đậm, có khi Hà phải xếp hàng dài trước mặt các vị khách để họ thỏa mái lựa chọn “em” nào họ thích, có khi lại được bà chủ giao cho vào “chăm” một vị khách nào đó.

Đêm hôm ấy cũng như bao đêm khác, sau mấy tiếng đồng hồ hò hát, nhảy múa, nốc bia,... mấy vị khách vẫn hào hứng với những bản tình ca xen lẫn tiếng nhạc xập xình. Dù đã có diễn nhiều bài để chiều lòng khách nhưng với tiếng hát khá ngọt ngào, Hà vẫn không được những kẻ thừa tiền cho nghỉ, buộc Hà phải song ca tiếp.

Đắng cay, tủi cực nghĩ đến số phận của mình và ghê tởm với chính cái nghề mình làm, Hà miễn cưỡng cầm micro và hát những câu hát ai oán như kêu than cho cuộc đời: “Có phải em về trong đêm nay, bước thấp bước cao ngả nghiêng trên đời này...”

Vừa hát, hai hàng lệ cứ thế lăn dài trên má, Hà nghĩ đến những ngày đen tối của cuộc đời. Không biết bao đêm Hà đã phải làm phận “mèo hoang”,  bước thấp bước cao ngả nghiêng trên vỉa hè, dưới bóng đèn đường vàng quạch. Không biết bao đêm, trong những căn phòng mờ ảo, Hà phải dề tấm thân để những gã đàn ông tha hồ chà đạp chỉ vì mấy đồng tiền nhơ bẩn.

Nhưng nếu không có những đồng tiền nhơ bẩn ấy thì viện phí của bà ai trả? Học phí của 2 em ai lo? Nghĩ như thế Hà lại cắn răng chịu đựng, mặc cho hàng lệ cứ thế tuôn rơi.

Đang miên man với những câu hát như kể về chính cuộc đời của mình, Hà bỗng giật mình khi bị một gã kéo tay và nói như ra lệnh “Đi thôi!”. Nghĩ đến những gì sắp xảy ra, Hà khựng người, giằng tay lại thì... bốp. Vị khách vung tay tát Hà và  quát: “Con đĩ! Làm cái nghế này mà mày còn làm bộ à? Muốn kiếm tiền không thì bảo?”

Thế rồi cái “điệp khúc” mỗi đêm lại vang lên. Hà lại dề tấm thân, gã đàn ông kia lại chà đạp...

Căn phòng đang im lặng thì... “Rầm!”. Một toán người mặc đồng phục công an từ đâu phi đến. Họ quẳng vào mặt Hà và gã khách kia bộ quần áo rồi “xích tay” cả hai về đồn công an.

Kể từ đó đến nay, cuộc sống của Hà quanh 4 bức tường. Nhếch môi cười đắng cay. Hà nghĩ thương cho số phận mình, lo cho gia đình không biết bây giờ đang ra sao nhưng trong lòng lại cảm thấy nhẹ nhõm lạ thường. Nhẹ nhõm vì đã rũ bỏ được cái nghề mà chính Hà ghê tởm. Đang mải suy nghĩ, Hà nghe có tiếng người gọi: “Hà, người nhà đến gặp”.

Uể oải ngồi dậy và đi theo người quản ngục. Ra đến nơi, Hà ngẩng mặt lên và hai hàng lệ lại cứ thế chảy dài. Người bà ngoại với chiếc lưng còng và 2 đứa em lễ mễ xách một bọc quà đang đứng trước mặt Hà...  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét