Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Những câu hỏi thường gặp với những người mới “chơi loa”

Với những người mới bước chân vào thế giới âm thanh, đôi khi có những khái niệm họ mới chỉ hiểu một cách mơ hồ qua những kiến thức thu lượm được trên các diễn đàn. Trong đó loa là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống âm thanh. Để những tay chơi bớt bỡ ngỡ và có cái nhìn toàn diện hơn về loa, chúng tôi xin giải đáp những câu hỏi thường gặp mà các tay chơi loa còn băn khoăn.  


1.    Khái niệm “loa” được hiểu như thế nào?


Loa là dụng cụ điện thanh có tác dụng biến đổi năng lượng điện âm tần thành năng lượng âm thanh. Nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành điện thanh.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ “loa” (speaker) được hiểu theo nhiều nghĩa. Nó có thể dùng để chỉ từng loa riêng (còn gọi là driver) bao gồm các loại loa được phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Đồng thời “loa” nó cùng dùng để chỉ một thùng đựng nhiều loa driver. Tùy ngữ cảnh cụ thể mà bạn hiểu đúng về khái niệm “loa” đang được nói tới.

2.    Có những loại loa cơ bản nào? 


Hiện nay trên thị trường có 4 loại loa cơ bản: 

-  Loa điện động:  

Là loại loa có trở kháng thấp (thường từ 3W đến 8W) nên khi dùng trong máy thu thanh hay mạng lưới truyền thanh, thường phải kèm theo một biến áp giảm áp, gọi là biến áp loa. Loa điện động cho chất lượng âm thanh cao, đáp tuyến tần số rộng, công suất nhỏ... Loa điện động hiện nay được dùng rộng rãi trong các máy thu thanh, ghi âm, thu hình, trong mạng lưới truyền thanh, trang âm.

-  Loa điện từ:  

Loa điện từ (còn gọi là loa kim) có cấu tạo đơn giản, nhưng chất lượng kém, tiếng trầm bổng đều bị cắt và hay bị hỏng vặt do l¬ưỡi gà bị hút về một bên, kêu vè vè …  Hiện nay loại loa này rất ít được sử dụng. 


-  Loa sứ áp điện: 

Loa sứ áp điện (còn gọi là loa gốm áp điện hay loa tinh thể) có  cấu tạo đơn giản, dễ lắp ráp, dễ sửa chữa, dễ quản lý, giá thành hạ, tiêu thụ ít công suất âm tần. Nhưng tiếng loa lại nhiều thanh ít trầm. Về mặt chất lượng thì hơn loa điện tử, nhưng kém loa điện động. 


-  Loa nén: 

Loa nén có hai phần là động cơ loa và vành loa. Loa nén có hiệu suất rất cao, nhưng chất lượng âm thanh kém, dải tần hẹp, thiệt tiếng trầm. Loa nén chỉ nên dùng ở ngoài trời, nơi đông người, ồn ào, không nên đặt trong hội trường. 


3.    Âm thanh của loa được tạo ra như thế nào?


Hầu hết các loại loa ở phía sau đều có một nam châm vĩnh cửu (thường có dạng tròn) được gắn chặt trong một khung cố định. Khi điện được dẫn vào loa, các thay đổi trong điện trường làm cuộn đồng trong nam châm rung lên. Dính với cuộn đồng này là một màng chắn, thường làm bằng giấy hay plastic. Màng này rung tới và lui để làm di chuyển không khí trước loa và theo đó sóng âm được tạo ra. Khi các sóng âm này đến tai bạn, bạn sẽ nghe được âm thanh. Khi dòng điện lưu động theo một hướng, màng chắn rung xa khỏi nam châm. Khi dòng điện lưu động hướng ngược lại, màng chắn rung ngược về. Sự lưu động của dòng điện được thay đổi  để khớp với tần số của sóng âm mà loa phải tạo ra. Đối với tần số thấp (âm trầm), thay đổi lưu dộng có thể là vài chục lần mỗi giây. Đối với tần số cao (âm bổng), có thể thay đổi lưu động lên đến 20 nghìn lần hay hơn trong mỗi giây.



Khi loa gặp vấn đề trục trặc, khiến cho âm thanh phát ra không chuẩn, nếu đó là những lỗi nặng thì bạn nên đem loa ra các quán sửa chữa chuyên nghiệp để phục hồi, nếu là những lỗi nhỏ thường thấy của loa bạn có thể tự sửa lấy, đỡ tốn kém chi phí.

4.    Kích thước loa ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng âm thanh?


Kích thước của loa ảnh hưởng đến tần số âm thanh mà nó có thể tái tạo tốt nhất.
Không phải tất cả các loa lớn đều cho âm thanh tốt hơn loa nhỏ, điều này đôi khi còn phụ thuộc vào chức năng mà loa đảm nhận trong hệ thống loa. 

Thông thường, những loa cỡ lớn có thể làm chuyển động nhiều không khí hơn, nhưng nó không thể di chuyển nhanh, vì thế loa này thường dùng để tạo âm trầm. Ngược loại, những loa nhỏ hơn không làm chuyển động nhiều không khí, nhưng nó có thể chuyển động nhanh hơn nhiều, nên được dùng để tạo âm bổng. Do đó, hầu hết thùng hay bộ loa hi-fi thường dùng nhiều loại loa. 

5.    Một bộ loa bao gồm bao nhiêu loa?


Một bộ loa hi-fi cơ bản có 2 loa: một loa trầm woofer (cho các tần số thấp hơn – âm trầm) và loa tweeter (cho các tần số cao hơn – âm bổng). Các tần số tầm trung (tầm gồm hầu hết âm do người hát) thường được loa tweeter tái tạo, dù vài loại bộ loa có loa trầm nhỏ hơn (như bộ loa để kệ) để loa trầm tái tạo âm tầm trung. Ví dụ, trong bộ loa để kệ cỡ nhỏ, mạch chuyển tuyến có thể sẽ gửi tất cả các tần số 3kHz hay lớn hơn đến loa tweeter, và những tần số dưới 3kHz đến loa woofer. 

Hiện nay, một bộ loa không chỉ có 2 loại cơ bản như trên mà có những hệ thống loa 5.1, 6.1, 7.1 hay 9.1… với thêm một hay nhiều loa dành riêng để xử lý các tần số tầm trung.  Từng loại loa trong những bộ loa này được tối ưu hóa để tạo các tần số khác nhau, từ tần số thấp đến cao, nghĩa là từ loa cỡ lớn hơn đến nhỏ hơn, thứ tự là siêu trầm, trầm, trung và bổng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét