Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Những điều cần biết về microphone thu âm - Phần 2: Các thuật ngữ thường dùng

Ở phần trước, chúng tôi hướng dẫn bạn cách chọn mua microphone thu âm. Khi đã chọn mua được một chiếc microphone ưng ý rồi, trước khi tiến hành thu âm, bạn cần hiểu biết rõ về cách sử dụng từng bộ phần trong đó. Và điều quan trọng đầu tiên là hiểu được các thuật ngữ thường dùng: Cực (định hướng), trở kháng hay tần số đáp ứng.


1.  Cực – hướng bắt của microphone


Hướng bắt của micro thể hiện bằng độ nhạy của nó đối với âm thanh đến từ các hướng khác nhau so với trục chính. Có bốn dạng hay sử dụng là: Omni, Cardioids, Bi-directional hay Figure of 8, và Supercardioid.

- Omni: Là dạng bắt tín hiệu từ tất cả mọi hướng, còn gọi là không định hướng. Tín hiệu âm thanh có thể đến từ đằng sau, đằng trước và hai bên đều ngang bằng nhau. Loại này phù hợp thu thanh ở giữa một đám đông, giữa một tốp nhạc cụ... Nó được minh họa bằng một hình tròn.


- Cardioids: là dạng bắt tín hiệu âm thanh hình trái tim. Âm thanh chỉ bắt nhạy ở một hướng, ở các hướng khác nó không bắt được. Độ nhạy đằng trước là 100%, hai bên cạnh độ nhạy là 50% và đằng sau là bằng 0 %. Chuẩn này được sử dụng phổ biến cho việc ghi âm bài hát.


- Bi-directional (hay Figure of 8): Là dạng bắt tín hiệu theo hai hướng trước và sau. Độ nhạy tín hiệu trước là 100%, đằng sau 100%, hai bên là 0 %. Khi sử dụng dạng này lưu ý màng của micro chuyển động theo hai hướng ngược nhau nên nếu ta thu thanh từ đằng sau thì có thể tín hiệu sẽ ngược pha "out of phase". Đây là chuẩn không được sử dụng nhiều cho việc ghi âm nhạc, chủ yếu là trong các hoạt động podcasting


- Supercardioid: Là dạng hướng bắt tín hiệu kết hợp dạng hình trái tim và dạng số tám. Tín hiệu bắt được ở hướng trước mặt là 100%, tín hiệu ở đằng sau có một ít và hai bên không bắt được tín hiệu.


Micro dạng cao cấp sử dụng loại giắc canon đực (Male XLR). Các loại micro tầm thấp thường sử dụng giắc ¼ inch (hơn 6mm, balanced hay unbalanced). Một số loại micro nhỏ sử dụng trong các thiết bị thu di động lại có giắc cắm 1/8 inch (3.5mm). Từ năm 2005 đã xuất hiện một số loại micro cắm cổng USB để có thể thu tín hiệu trực tiếp vào máy tính mà không cần sử dụng cạc âm thanh.

- Variable directionality: Thuật ngữ này dành cho mic có thể chuyển đổi giữa các định hướng khác nhau, giúp việc ghi âm trở nên linh hoạt hơn so với mic tiêu chuẩn.

2.  Trở kháng 


Là thuật ngữ đề cập đến sự tiếp thu của microphone với tín hiệu âm thanh, đo bằng đơn vị ohm. Mic có trở kháng thấp (600 ohm hoặc thấp hơn) tốt cho việc giữ âm thanh khi sử dụng một dây cáp kết nối dài hơn 5 mét. Nếu trở kháng của microphone cao hơn con số đó có thể là dấu hiệu cho thấy các thành phần khác của mic có chất lượng thấp.

3.  Tần số đáp ứng của mic


Tần số đáp ứng mô tả phạm vi chất lượng âm thanh mà mic có thể tương tác. Cụ thể: một mic có tần số trung và cao phù hợp để thu âm giọng hát và tiếng guitar, còn  mic có tần số thấp lại phù hợp cho việc ghi âm bass.


4.  Test microphone như thế nào?


Đây là khâu cực kì quan trọng đối với việc mua một sản phẩm mới, không riêng gì với micro. Trước hết bạn nên chọn ra 2 bộ micro để so sánh, test thử, cửa hàng sẽ hỗ trợ các bạn căn chỉnh để cho mic hát hay như chỉnh Echo, Repeat, delay…

Bạn nên cầm mic thử giọng kiểu 1,2,3,4,5… rồi hát thử một bài yêu thích xem giọng có trong , rõ không, có tiếng rè không., giọng có ấm không…


Cuối cùng và quan trọng nhất là bạn hãy thử giảm Echo, Delay và Repeat xuống 0 để thử độ thuần của mic. Với test này, bạn sẽ nghe rõ nhất tính chất âm thanh của mỗi mic.Có thể so sánh luôn độ nhạy bằng cách hát đều một nốt và đưa mic xa dần miệng.  Một mic có độ nhạy tốt sẽ giẩm dần âm theo độ xa, cách 15cm vẫn còn hút tiếng.  Mic loại thường có thể hát rất tốt nếu mic gần miệng ít hơn 3cm nhưng đưa ra khoảng 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và 15 cm thì chắc chắn là không nghe thấy gì rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét